Thang độ cứng đá quý Mohs là gì

thang độ cứng mohs

Thang đo độ cứng Mohs là gì?

Thang độ cứng đá quý gọi là thang Mohs được đặt tên theo nhà khoáng vật học người Đức : Friedrich Mohs, người tạo ra thang độ cứng của khoáng vật, đá quý được xác định bằng cách quan sát trên bề mặt của khoáng vật có bị trầy xước bởi 1 vật chất có độ cứng đã được biết đến trước đó hay không và đây cũng là 1 trong những phương pháp để tìm ra tên chính xác của 1 loại đá quý, nhận dạng đá quý tự nhiên và nhân tạo.

thang độ cứng mohs

Thang đo độ cứng MOHS bắt đầu với Talc ở cấp độ 1 là khoáng chất độ cứng thấp nhất và kết thúc với kim cương ở mức 10 là khoáng chất cứng nhất. Hệ số trên thang độ cứng Mohs càng cao, khoáng chất càng cứng.

Trong thang đo Mohs, thì độ cứng 7 được xem là mốc đánh dấu quan trọng nhất vì để trở thành đá quý thì độ cứng là tiêu chí hàng đầu để đá quý trở nên bền vững với thời gian.

Thang độ cứng đá quý
Thang độ cứng đá quý

Ứng dụng thang độ cứng Mosh trong đá quý

Một trong những thử nghiệm quan trọng nhất để xác định mẫu vật khoáng sản là Thử nghiệm độ cứng Mohs tuy nhiên điều này chỉ áp dụng với những loại đá thô, với những loại đá quý đã chế tác, việc sử dụng khoáng chất độ cứng cao sẽ phá hủy bề mặt của viên đá có độ cứng thấp.

READ  Phổ hấp thụ đá quý là gì

Mỗi chủng loại đá quý có cấu trúc nguyên tử và hệ thống tinh thể khác nhau, tạo nên sự liên kết chặt chẽ, sự liên kết càng mạnh thì viên đá càng cứng.

thang độ cứng đá quý là gì

Độ cứng của đá quý thể hiện khả năng chống trầy xước và mài mòn của viên đá.

Ngoài ra thang Mohs chỉ mang tính chất tương đối vì nó không tuyến tính, chẳng hạn như Ruby có độ cứng trên thang Mohs là 9 nhưng lại cứng gấp đôi so với topaz có độ cứng bằng 8, và kim cương có độ cứng trên thang Mohs bằng 10 nhưng so với Ruby thì phải cứng hơn gấp 4 lần