Người dân tạm trú có phải làm căn cước công dân gắn chip ngay không và làm ở đâu?

Hộ khẩu ở nơi khác làm thẻ căn cước công dân gắn chíp thế nào?

Gửi câu hỏi tới báo Lao động, bạn Đỗ Đức Thịnh hỏi: Tôi đang làm ở Ninh Bình, hộ khẩu ở Hà Nội thì tôi có phải quay về Hà Nội đổi sang loại căn cước công dân gắn chíp không?

Luật gia Phạm Thị Hằng – Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân quy định về việc phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

Người dân tạm trú có phải làm căn cước công dân gắn chip ngay không và làm ở đâu? - Ảnh 1.

Khi đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip, người dân cần mang theo CMT hoặc thẻ CCCD có mã vạch và sổ hộ khẩu.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

READ  'Ấp sinh đôi' ở miền Tây

3. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Do đó, khi xin cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, bạn phải đến cơ quan quản lý căn cước công dân tại nơi đăng ký thường trú (ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh) để thực hiện thủ tục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp hồ sơ và đến cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an để làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân nếu có nhu cầu.

Không có nơi thường trú, tạm trú thì làm căn cước ra sao?

Theo quy định, công dân Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú với cơ quan công an có thẩm quyền. Việc này nhằm bảo đảm thực hiện các quyền công dân, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính phát sinh liên quan công dân đó.

Luật căn cước công dân năm 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND/CCCD. Khi làm CMND/CCCD phải xuất trình hộ khẩu (ghi nhận nơi thường trú).

READ  Cửa hàng đá phong thủy Bình Dương

Luật cư trú năm 2006 (hiện hành) quy định nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Trên thực tế, có không ít trường hợp người dân vì mưu sinh đã di chuyển qua nhiều nơi mà không thực hiện thủ tục khai báo thay đổi nơi cư trú dẫn đến hộ khẩu thường trú ở quê cũ đã bị xóa, trong khi họ cũng không đăng ký tạm trú ở bất cứ nơi nào.

Do đó, theo hướng dẫn của Bộ Công an, người không đăng ký thường trú và cũng không đăng ký tạm trú tại địa phương nào thì cần đến cơ quan công an phường – xã nơi người đó đang sinh sống đề nghị xác định nơi cư trú và hướng dẫn thủ tục đăng ký cư trú và xin cấp căn cước công dân, báo Tuổi trẻ giải đáp thắc mắc của độc giả.

READ  Sinh năm 2013 mệnh gì, tuổi con gì, mạng hợp với những gì?