GDP là gì, ý nghĩa và 3 cách tính GDP danh nghĩa hiện nay

Theo dõi Massageishealthy trên Google News

GDP là gì, GDP là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh?

Chỉ số GDP là viết tắt của từ Gross Domestic Product là một thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. GDP được định nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội hay là tổng sản phẩm nội địa, là một chỉ số đánh giá sự phát triển của một vùng hoặc một quốc gia.

Cụ thể GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng, được sản xuất ra trên một phạm vi một vùng hoặc một quốc gia, trong một khoảng thời gian quy định, thường được tính trong một năm. Các sản phẩm và dịch vụ này được tính dựa theo công dân của một nước làm ra, không kể làm ra ở đâu, cả trong và ngoài nước, bao gồm tất cả các ngành nghề.

GDP là gì, ý nghĩa và cách tính GDP danh nghĩa cho một quốc gia ra sao?

GDP dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, của tất cả các ngành nghề,… nghiên cứu sự biến đông của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra theo thời gian.

Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product – NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product- RGDP hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Đối với các đơn vị hành chính khác của Việt Nam, thông thường ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh, huyện, v.v

Tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa gì với mỗi quốc gia

Tốc độ tăng trưởng GDP đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nó thực hiện điều này bằng cách so sánh một phần tư tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này với quý trước. GDP đo lường sản lượng kinh tế của một quốc gia. Tỷ lệ tăng trưởng GDP được điều khiển bởi bốn thành phần của GDP.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP được điều khiển bởi bốn thành phần của GDP. Động lực chính của tăng trưởng GDP là tiêu dùng cá nhân. Điều này bao gồm các lĩnh vực quan trọng của bán lẻ. Hợp phần thứ hai là đầu tư kinh doanh, bao gồm xây dựng và mức tồn kho.

Tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa gì với mỗi quốc gia

Chi tiêu của chính phủ là động lực tăng trưởng thứ ba. Danh mục lớn nhất của nó là các khoản trợ cấp An Sinh Xã Hội, chi tiêu quốc phòng và các khoản trợ cấp của Medicare.

Chính phủ thường tăng chi tiêu để đẩy nhanh nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Thứ tư là thương mại ròng. Xuất khẩu thêm vào GDP trong khi nhập khẩu trừ đi từ đó.

Những hạn chế của chỉ số GDP ra sao?

Mặc dù là một chỉ số quan trọng của nền kinh tế những GDP vẫn chưa thể phản ánh một cách cụ thể nhất tình trạng nền kinh tế của một quốc gia:

GDP được xem như là yếu tố để đánh giá kích cỡ của nền kinh tế nhưng không phản ánh chính xác được mức sống của người dân.

READ  Sinh năm 2001 mệnh gì tuổi con gì

Chỉ số GDP không bao gồm các yếu tố như: kinh tế trao đổi, kinh tế phi tiền tệ, kinh tế ngầm, sản xuất hàng hóa tại gia đình… cho nên số liệu để tính GDP là chưa hoàn toàn chính xác.

Yếu tố hài hòa của sự phát triển không được tính đến trong GDP. Ví dụ như quốc gia có tốc độ phát triển cao nhưng tài nguyên thiên nhiên thì cạn kiệt, suy thoái… Đó là những thiệt hại về môi trường do quá trình sản xuất gây ra.

GDP cũng chưa thực sự phản ánh chính xác mức độ tham gia đóng góp của các thành phần dân số trong phạm vi mỗi quốc gia. Quốc gia có chỉ số GDP có thể đến từ kết quả của nhóm dân số giàu đem lại cho nền kinh tế trong khi đa số dân cư đều ở mức nghèo.

GDP được xem như là yếu tố để đánh giá kích cỡ của nền kinh tế

So sánh GDP xuyên quốc gia

GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang bằng một trong hai phương thức sau:

Tỷ giá hối đoái hiện tại: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế.

Ngang giá sức mua hối đoái: GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua (tiếng Anh: purchasing power parity hay viết tắt: PPP) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ).

Thứ bậc tương đối của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng tiếp cận kể trên.

Phương pháp tính theo sự ngang giá của sức mua tính toán hiệu quả tương đối của sức mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền kinh tế. Nó có thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm phát triển là tốt nhất vì nó bù lại những điểm yếu của đồng nội tệ trên thị trường thế giới.

Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại chuyển đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó là chỉ thị tốt hơn của sức mua quốc tế của đất nước và sức mạnh kinh tế tương đối.

GDP và GNP khác nhau ra sao?

GNP viết tắt là Gross National Product hay còn gọi là Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế đất nước tính bằng tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian (1 năm) không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).

GNP viết tắt là Gross National Product hay còn gọi là Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia

Thu nhập được tính vào GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải việc sản xuất diễn ra ở đâu.

So sánh GDP và GNP ở điểm giống nhau

  • Khái niệm chung được sử dụng trên toàn thế giới.
  • Lĩnh vực kinh tế vĩ mô
  • Đánh giá sự phát triển kinh tế quốc gia
  • Tính toán dựa trên công thức xác định
  • Con số cuối cùng của một quốc gia/năm

Khác nhau về bản chất

  • GDP là Tổng sản phẩm quốc nội hay Tổng sản phẩm nội địa (trong nước)
  • GNP là Tổng sản lượng quốc gia (trong & ngoài nước)
READ  Canh Thìn sinh năm 2000 hợp màu gì theo phong thủy màu sắc?

GNP có nghĩa rộng hơn GDP bởi khái niệm GNP gồm cả Tổng sản lượng quốc gia có nghĩa là tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước, lãnh thổ, còn với GDP chỉ trong lãnh thổ của quốc gia cụ thể nào đó.

Khác nhau về công thức và cách tính

Công thức GDP là tổng tiêu dùng: GDP = C + I + G + NX

Công thức GNP là tổng sản phẩm quốc gia: GNP = C + I + G + (X – M) + NR

  • C = Chi phí tiêu dùng cá nhân
  • I = Tổng đầu tư cá nhân
  • G = Chi phí của nhà nước
  • NX = “xuất khẩu ròng” nền kinh tế
  • X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
  • M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
  • NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở tại nước ngoài.

GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) là gì ?

GDP bình quân đầu người của một quốc gia là GDP của cả quốc gia chia cho tổng dân số đang sống và làm việc trong quốc gia đó, tại một thời điểm.

Chỉ số GDP bình quân đầu người phản ánh chính xác mức thu nhập và đời sống người dân ở quốc gia đó. tuy nhiên có những quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã là quốc gia có mức sống cao nhất.

GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) là gì ?

Top 5 vùng lãnh thổ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất hiện nay:

  • Top 1 Qatar 129,726 USD (khoảng 2,96 tỉ đồng) /người/năm
  • Top 2 Luxembourg 101936 USD (khoảng 2,3 tỉ đồng) /người/năm
  • Top 3 Macao 96147 USD (khoảng 2,19 tỉ đồng) ) /người/năm
  • Top 4 Singapore 87082 USD (khoảng 1,98 tỉ đồng) ) /người/năm
  • Top 5 Brunei 79710 USD (khoảng 1,8 tỉ đồng) ) /người/năm

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tạp chí về tài chính uy tín Global Finance Magazine

Tại Việt Nam vào cuối năm 2017 GDP bình quân đầu người 2.385 USD tương đương 53,5 triệu VNĐ trên năm. Có thể thấy vị trí của Việt Nam còn rất xa so với thế giới.

GDP danh nghĩa (nominal GDP) là gì và cách tính ra sao?

GDP danh nghĩa hay còn gọi là GDP hiện hành là gồm tổng sản phẩm nội địa, tính theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra ở thời kỳ nào thì tính theo giá của thời kỳ đó.

GDP – PPP là gì ?

GDP là tổng sản phẩm quốc nội, PPP (purchasing power parity) là sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước.

Giải thích Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – ngang bằng sức mua (PPP). Bạn cứ hình dung: Một tô phở tại VN có giá 20.000 VND, nhưng tại Mỹ có giá 20USD.

Nếu dùng GDP/per (Thu nhập bình quân đầu người) tại VN là 2.000USD/người và tại Mỹ là 20.000USD/người. Nếu nói người Mỹ giàu hơn 10 lần người VN là không đúng.

Nếu có thể chỉ giàu hơn 2 lần thôi. Vì 200USD/tháng bạn sống tại VN là OK, còn nếu 2.000USD/tháng bạn không thể sống nỗi tại Mỹ

GDP DEFLATOR là gì và cách tính ra sao?

GDPD (GDP deflator) là hệ số giảm phát được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP hiện hành và GDP danh nghĩa. GDPD dùng để đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ.

READ  Tuổi Nhâm Thìn Nam Nữ sinh năm 2012, 1952, 2072

3 cách tính GDP hiện nay tại Việt Nam

3 cách tính GDP hiện nay tại Việt Nam

1. Phương pháp tính tổng chi tiêu (phương pháp chi tiêu)

Phương pháp chi tiêu này, tính tổng tất cả sản phẩm quốc nội(GDP) của một quốc gia, bằng cách lấy tổng cộng tất cả số tiền, mà những hộ gia đình dùng để mua sắm và sử dụng dịch vụ, trong một quốc gia.

Vậy ta có thể tính tổng sản phẩm nội địa bằng cách tính tổng chia tiêu cuối cùng, cho sản phẩm và dịch vụ của mỗi hộ gia đình hàng năm.

Được tính theo công thức:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

  • C: là tổng chỉ số tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình trong nền kinh tế.
  • I: là tổng đầu tư của các nhà kinh doanh. Là chỉ số tiêu dùng của các nhà đầu tư.
  • G: là tổng chi tiêu của chính quyền như chi phí giáo dục quốc phòng, y tế, an ninh,…
  • NX: NX = X (xuất khẩu export) – M (nhập khẩu import). Là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế, là chỉ số chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Ngoài ra NX là một chỉ số đánh giá quan hệ kinh tế đối với nước ngoài.

2. Phương pháp tính theo thu nhập (phương pháp chi phí)

Phương pháp chi phí tính tổng sản phẩm quốc nội(GDP) bằng cách tính tổng tiền lương(wage), tiền lãi(internest), lợi nhuận(profit) và tiền thuê(rent) sinh ra trong nền kinh tế quốc nội.

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

=> GDP = Lương + Tiền thuê + Tiền Lãi + Lợi Nhuận + Thuế gián thu + Khấu hao

Trong đó:

  • W: là tiền lương
  • R: là tiền thuê
  • I: là tiền lãi
  • Pr: là lợi nhuận
  • Ti: thuế gián thu ròng tức các khoản thuế đánh vào dịch vụ và hàng hoá bán trên thị trường, trong đó trợ cấp của chính phủ cho sản xuất được coi là một khoản thuế gián thu.
  • De: là khấu hao (hao mòn) tài sản cố đình

3. Phương pháp tính theo giá trị gia tăng

Phương pháp này là tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.

Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế là gồm:

  • Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công, tiền hoặc hiện vật, bảo hiểm, công đoàn,…
  • Thuế sản xuất: thuế hàng hóa và các chi phí khác.
  • Khấu hao tài sản cố định
  • Giá trị thặng dư
  • Thu nhập khác

Ảnh hưởng của GDP đến một quốc gia như thế nào?

Ảnh hưởng của GDP đến một quốc gia như thế nào?

Một sự thay đổi trong GDP cho dù lên hay xuống sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế và đời sống ở một quốc gia. Khi chỉ số GDP đi xuống làm nền kinh tế xấu đi thường dẫn đến lợi nhuận thấp hơn cho các công ty, doanh nghiệp.

Dẫn đến ngành kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp tăng cao, đồng tiền mất giá,… ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả đời sống của công dân.

Qua bài viết bạn cũng hiểu được chỉ số GDP là gì và cách tính GDP của một quốc gia hay vùng lãnh thổ tại một thời gian cố định nào rồi chứ.

3

/

5

(

2

bình chọn

)