Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là cây lưỡi cọp, cây hỗ vĩ, hổ thiệt,…là một loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta. Mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thăng tiến, xua đuổi được tà khí, loài cây này thường được đặt để trang trí tại các văn phòng, ban công, sảnh chờ hay các khu vườn. Vậy cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về loại cây này nhé!
Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Sử dụng làm cây cảnh trang trí
Theo , cây lưỡi hổ có dáng thân cây thẳng đứng, lá cây có hai màu là xanh và vàng, trên mặt lá có những vằn xanh đậm hơn. Với hình dáng cây độc lạ, bắt mắt người ta thường sử dụng cây lưỡi hổ để bàn tại các văn phòng làm việc, phòng khách hoặc phòng ngủ để trang trí cho không gian trở nên xanh, đẹp hơn.
Loài cây này còn được trồng tại các khu vườn hoặc trước ban công để tạo nên cảnh quan hài hoà, thoáng đãng hơn. Ngoài ra, nhiều người sử dụng cây cảnh lưỡi hổ để trang trí với quan niệm loài cây này có khả năng xua đuổi tà khí và đem lại sự thịnh vượng cho gia đình. Đây cũng là một trong những tác dụng của cây lưỡi hổ mà mọi người biết đến nhiều nhất.
Sử dụng để chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian
Tác dụng cây lưỡi hổ trong y học là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra, ngoài những tác dụng để trang trí cây cảnh hay thanh lọc không khí, lưỡi hổ còn có tác dụng trong việc chữa bệnh.
Vậy cây lưỡi hổ chữa bệnh gì? Loài cây này có thể chữa được các bệnh như: viêm họng, ho, bệnh viêm tai giữa, làm dịu cơn hen suyễn,…Bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian này áp dụng vào trong cuộc sống, vừa có thể chữa bệnh và không tốn kém.
Lọc sạch không khí đem lại không gian thoáng đãng
Lưỡi hổ lọc không khí rất tốt chính vì vậy mà người ta thường đặt chúng trong các phòng khách, phòng ngủ, văn phòng. Vậy cây lưỡi hổ ban ngày nhả khí gì? Loài cây này có khả năng quang hợp ngay cả khi được đặt trong bóng râm. Vào ban ngày cây nhả ra khí O2, thu vào khí CO2 và các bụi bẩn trong không gian.
Trong thực tại môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay, bụi mịn xuất hiện ở khắp mọi nơi trong không gian sống gây hại đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy mà loài cây này được khuyên dùng để đặt trong không gian sống lọc sạch bụi bẩn đem lại không gian trong sạch, thoáng đãng. Đây là một trong những công dụng của cây lưỡi hổ được mọi người yêu thích nhất.
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại thì nhiều người cũng thường thắc mắc cây lưỡi hổ có độc không? Thì câu trả lời là cây không gây độc hại khi trồng trong nhà. Tuy nhiên, người trồng cần lưu ý vì trong thành phần lưỡi hổ vẫn có chứa độc tính và không được ăn trực tiếp.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ là gì?
Cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc. Loài cây mang này tên của của loài hổ – loài thú hung mãnh, dữ tợn của rừng xanh. Theo quan niệm của Phương Đông, với cái tên của loài hổ mà loại cây này có thể xua đuổi được tà khí, ma quỷ và mang đến những điều may mắn cho người trồng. Đây là một trong những ý nghĩa của cây lưỡi hổ mà mọi người quan tâm nhất.
Ngoài ra, bạn có thể trồng cây lưỡi hổ phong thuỷ với ý nghĩa giúp đem lại sự thăng tiến trong công việc, tăng vượng khí cho gia đình. Hãy đặt chúng đúng vị trí để ý nghĩa đó được phát huy một cách tốt nhất.
Đặc biệt, trong phong thuỷ cây lưỡi hổ còn đem lại những điều vô cùng tốt đẹp đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Với quan niệm lá cây thẳng những mũi dao, sắc bén có thể đâm thủng mọi chướng ngại vật cản trở con đường kinh doanh và đem lại tiền tài cho người trồng.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Với hai màu sắc chủ đạo là màu xanh và vàng chính vì vậy mà lưỡi hổ hợp với mệnh Kim và Thổ. Nếu những người mang hai mệnh này trồng loài cây này trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ giúp họ sớm thăng tiến trong công việc, đem lại sự thuận lợi, may mắn và cuộc sống trở nên cân bằng hơn.
Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào?
Do loài cây này hợp với hai mệnh Kim và Thổ, chính vì vậy mà những người thuộc 2 mệnh này sẽ hợp với cây lưỡi hổ:
- Người mệnh Thổ sinh năm: 1930, 1931, 1938, 1939, 1946, 1947, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006, 2007, 2020.
- Người mệnh Kim sinh năm: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015.
Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào nhất? Loài cây này rất hợp với người tuổi Hổ và Ngọ. Lưỡi hổ sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng, năng lượng cho người trồng giúp bạn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Cây lưỡi hổ nên trồng ở đâu?
Nhiều người thắc mắc rằng cây lưỡi hổ có nên trồng trong nhà không? Lưỡi hổ là một cây dễ trồng và rất dễ chăm sóc, bạn có thể đặt chúng ở bất kỳ đâu trong không gian gia đình mình.
Ngoài ra, nhiều người cũng thường trồng lưỡi hổ trong phòng ngủ bởi nó sẽ cung cấp một lượng oxy và hút mọi bụi bẩn giúp chúng ta ngủ ngon hơn.
Bạn cũng có thể đặt những chậu trồng cây lưỡi hổ ở văn phòng làm việc. Cây sẽ tiếp thêm nhiều năng lượng làm việc cho bạn và hút lọc không khí trong không gian giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Cây lưỡi hổ có mấy loại?
Các loại lưỡi hổ rất đa dạng với nhiều hình dáng độc lạ và màu sắc bắt mắt khác nhau. Hãy cùng tham khảo các loại lưỡi hổ đẹp ngay sau đây nhé!
Cây lưỡi hổ lùn
Sở dĩ loài cây này có tên gọi là như vậy với chiều cao của nó chỉ từ 10 – 15 cm. Cây lưỡi hổ lùn còn có tên gọi khác là lưỡi hổ mini có nguồn gốc từ châu Phi, Madagascar và Nam Á. Lá cây có màu chủ đạo là màu xanh và viền lá màu vàng. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt, loài cây này thường được đặt ở bàn làm việc để trang trí.
Lưỡi hổ vàng
Đây là loại cây được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự độc đáo của nó. Lá của loài cây này có một nửa là màu vàng và một nửa là màu xanh nhạt, viền lá rộng có màu vàng chiếm ½ lá. Cây lưỡi hổ vàng có chiều cao khoảng 10 – 20 cm nhỏ gọn thích hợp để làm cây trang trí cho không gian văn phòng, phòng khách, phòng ngủ.
Cây lưỡi cọp thái
Cây lưỡi cọp thái hay còn có tên gọi khác là cây lưỡi hổ thái. Loài cây này có dạng lá thẳng đứng, dẹp, nhọn lên ở đầu, viền lá màu vàng, giữa lá màu xanh. Bạn có thể trồng chúng ở cả môi trường nước. Đây là một trong những loài lưỡi hổ được yêu thích và thường thường được trồng ở ban công.
Cây lưỡi hổ xanh
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh cây lưỡi hổ xanh ở bất kỳ khu vườn nào, chúng được trồng phổ biến tại nước ta. Lá cây có màu xanh chủ đạo và phần viền màu vàng, thường dài từ 30 – 80 cm. Loài cây này có thể sinh trưởng và phát triển ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
Cây lưỡi hổ đỏ
Lưỡi hổ đỏ có phần lá không giống như những loài cây lưỡi hổ khác, lá của nó thường tỏa ra chứ không đứng thẳng. Loài cây này có nguồn gốc từ Nigeria với màu sắc vô cùng độc lạ, màu đỏ ở viền và giữa lá màu xanh.
Lưỡi hổ Đài Loan
Cây lưỡi hổ Đài Loan thường được trồng thành bụi tại các khu vườn, trường học hay công viên. Loài cây này có khả năng hấp thụ bụi bẩn, các chất gây hại tới môi trường, thanh lọc không khí,…Bạn có thể tặng những chậu lưỡi hổ Đài Loan cho những người mình thân yêu vào dịp lễ khai trương, tân gia hay sinh nhật.
Cách trồng cây lưỡi hổ ra hoa
Trồng trong chậu
Có hai cách trồng đơn giản nhất đối với trồng lưỡi hổ đó là: trồng bằng hạt giống cây lưỡi hổ và cách giâm cành lưỡi hổ. Hãy tham khảo nhưng bước sau đây để có cách trồng đúng nhất:
- Trồng bằng hạt giống: Chuẩn bị đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt để trồng cây. Sau khi mua hạt, người trồng tiến hành ủ hạt cho tới khi hạt mọc ra mầm cây sau đó đem hạt gieo xuống đất rồi tưới đẫm nước
- Phương pháp giâm cành: Lựa chọn cây lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt sau đó cắt đoạn dài khoảng 5cm để cho phần cắt héo đi rồi tiến hành đào đất, cắm đoạn lá xuống rồi tưới nước.
Cây lưỡi hổ trồng trong nước (thủy sinh)
Tách cây con ra khỏi cây mẹ khi cây lớn khoảng 2 đến 4 tuần sau đó tiến hành đặt cây con vào trong lọ thuỷ tinh sao cho ngập rễ cây. Bỏ thêm phân để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ sớm ra hoa
Chăm sóc lưỡi hổ không khó như nhiều người nghĩ. Đây là một loài cây ưa khí hậu nóng khô và không có khả năng chịu lạnh. Bạn có thể trồng chúng ở bất kỳ đâu do cây vừa có khả năng chịu được ánh nắng trực tiếp vừa có thể sống khoẻ mạnh trong bóng râm. Để cây lưỡi hổ ra hoa đẹp bạn nên áp dụng những cách chăm sóc cây dưới đây:
- Về điều kiện đất:
Cây lưỡi hổ có thể sinh trưởng ở cả đất khô cằn lẫn đất pha sỏi đá tuy nhiên nếu được trồng ở đất tốt, có độ kiềm cao thì cây sẽ phát triển nhanh hơn.
- Điều kiện nước:
Đây là loại cây chịu hạn tốt. Bạn có thể không cần tưới nước thường xuyên cho cây. Đối với mùa đông thì chỉ cần tưới 1 lần/ tháng còn đối với mùa hè thì 1 lần/ tuần
- Nhiệt độ:
Nên trồng tại nơi có nhiệt độ ấm dao động từ 17 đến 30 độ C.
Nếu bạn đang trồng lưỡi hổ thái, bạn có thể áp dụng cách trên vào cách chăm sóc cây lưỡi hổ thái. Với vài cách cơ bản như vậy, chắc chắn cây lưỡi cọp mà bạn trồng sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, khoẻ mạnh.
Nếu trong trường hợp cây bị bệnh, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc tốt nhất đối với các bệnh của cây lưỡi hổ:
- Cách chăm cây lưỡi hổ bị thối lá: Đối với những cây bị thối lá bạn nên hạn chế tưới nước cho cây đồng thời thời tỉa những phần lá bị thối để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Chăm sóc cây lưỡi hổ bị vàng lá: Nguyên nhân là do cây bị côn trùng hại dẫn đến vàng lá. Bạn cần cắt bỏ những lá bị vàng sau đó diệt những con côn trùng còn bám trên cây.
Giá cây lưỡi hổ
Tuỳ vào từng loại lưỡi hổ mà giá của nó cũng có sự khác nhau. Bạn có thể tìm những địa chỉ bán cây lưỡi hổ tại các cung đường chuyên bán cây cảnh tại Hà Nội như Võ Chí Công, Hoàng Hoa Thám,…. Mua cây lưỡi hổ nhỏ thường giá dao động khoảng 40.000 VNĐ/cây. Ngoài ra những loại khác có giá dao động từ 100.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ tuỳ từng loại và kích thước.
Cây lưỡi hổ là loài cây cảnh phong thủy mang ý nghĩa tốt và có nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn là một người yêu thích loại cây này, hãy tìm hiểu thêm về cách trồng và chăm sóc để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.