Làm giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn có được không?
Sau làm giấy khai sinh, nhập hộ tịch cho con như thế nào?
Làm giấy khai sinh là thủ tục bắt buộc với mỗi em bé được sinh ra. Được khai sinh cũng là điều kiện tiền đề để trẻ em có thể được hưởng một số quyền lợi khác như được đi học, được chăm sóc, có tài sản,… Vậy làm giấy khai sinh cho con như thế nào? Dưới đây là một số thông tin các bậc cha mẹ nên biết.
Giấy khai sinh là gì?
Giấy khai sinh là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy khai sinh giúp xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của một cá nhân, chứng nhận cá nhân đó được sinh ra. Nhìn vào giấy khai sinh có thể viết được các nội dung về họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tôn giáo, quên quán, bố mẹ,…
Làm giấy khai sinh là một trong những hoạt động đăng ký hộ tịch giúp cơ quan nhà nước xác nhận về việc sinh, kết hôn, nuôi con, giám hộ, nhận cha mẹ, nhận con,… Làm giấy khai sinh cũng là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác của công dân gồm có đi học, làm thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu, chăm sóc y tế, giáo dục, hỗ trợ pháp lý,…
Giấy khai sinh cũng giúp mang tới các quyền và nghĩa vụ cho công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập,… Đồng thời giúp bảo vệ trẻ em khỏi những tệ nạn như bạo hành, nạn nhân của buôn người, mại dâm, xâm hại tình dục, tảo hôn,…
Làm giấy khai sinh cũng giúp chính quyền địa phương và cả nước quản lý dân cư tốt hơn để từ đó có những chính sách, phương án giúp cải thiện chất lượng sống của người dân, đảm bảo xã hội ổn định, kinh tế phát triển,…
Làm giấy khai sinh như nào?
Khi nào làm giấy khai sinh
Theo quy định tại Điều 13 của Luật Hộ Tịch quy định, các bậc cha mẹ cần làm giấy khai sinh cho bé trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Trong trường hợp cha mẹ không thể làm giấy khai sinh cho con, người thân trong gia đình gồm ông bà, chú bác, hoặc người thân khác có thể làm cho bé. Việc làm giấy khai sinh sẽ được tiến hành tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Các bước làm giấy khai sinh cho con
Việc làm giấy khai sinh cho bé sẽ trải qua một số bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Cha, mẹ đi làm giấy khai sinh cho bé hoặc bất cứ người thân nào đi làm giấy khai sinh cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
-
Giấy chứng sinh: Được cấp bởi bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế nơi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp không sinh tại các cơ sở y tế, cần có văn bản xác nhận của người làm chứng để thay thế. Nếu không có người làm chứng, người làm giấy khai sinh cho bé cần viết giấy cam kết việc sinh bé là có thực.
-
Sổ Hộ khẩu: Cần mang theo số hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của mình. Nếu vợ chồng đã ly hôn cần mang sổ hộ khẩu của người khai sinh.
-
Giấy kết hôn: Giấy kết hôn không bắt buộc trong các trường hợp cán bộ Tư pháp đã biết về quan hệ của cha mẹ.
-
CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo): Mang theo CMND hoặc hộ chiếu của cha mẹ hoặc người làm khai sinh thay.
-
Mẫu tờ đăng ký khai sinh: Các cặp vợ chồng muốn khai sinh cho con có thể tìm mẫu trên mạng hoặc xin ở nơi làm thủ tục.
Bước 2: Nộp giấy tờ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan, các ông bố, bà mẹ hoặc người làm khai sinh cho bé cần nộp những giấy tờ này tại UBND xã, phường, thị trấn nơi mình đăng ký thường trú. Tuy nhiên cần lưu ý:
-
Có thể khai sinh ở nơi đăng ký tạm trú nếu cha mẹ làm việc và sinh sống ở nơi khác.
-
Nếu không có nơi đăng ký thường trú, cần làm đăng ký tạm trú để khai sinh cho bé.
-
Nếu không xác định được nơi cư trú của cả mẹ và cha, thì cần nộp giấy tờ tại UBND cấp xã bé đang sống.
-
Trong trường hợp làm giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, cần nộp giấy tại UBND cấp xã nơi người nhận nuôi đang sinh sống.
-
Nếu làm khai sinh cho con ngoài giá thú, không xác định được người cha thì để trống phần người cha trong số đăng ký khai sinh và giấy khai sinh. Khi có người nhận, UBND sẽ giải quyết sau.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Sau khi chuẩn bị và nộp các giấy tờ liên quan tới UBND cấp xã, cha mẹ bé cần chờ đợi cán bộ Tư pháp thực hiện các bước tiếp nhận và làm hồ sơ cấp giấy khai sinh.
-
Cán bộ Tư pháp sẽ ghi vào sổ đăng ký khai sinh và cấp bản chính giấy khai sinh sau khi được chủ tịch UBND cấp xã ký.
-
Chỉ được cấp một giấy khai sinh bản chính. Bản sao có thể được cấp theo yêu cầu của người khai sinh.
-
Mất một ngày để giải quyết việc cấp giấy khai sinh, nhưng trong trường hợp cần xác minh, thời hạn không quá 5 ngày làm việc.
-
Các bậc cha mẹ có thể nhận giấy khai sinh vào giờ hành chính từ thứ 2 tới sáng thứ 7 hàng tuần.
Một số vấn đề liên quan tới giấy khai sinh khác
Bên cạnh việc tìm hiểu làm giấy khai sinh như nào, các cặp vợ chồng cũng cần chú ý một số vấn đề liên quan. Cụ thể:
Sau làm giấy khai sinh, nhập hộ tịch cho con như thế nào?
Sau khi làm giấy khai sinh việc thêm tên bé vào hộ khẩu gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Người đi đăng ký hộ khẩu cho bé cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như bản sao giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu gia đình,…
Ngoài ra, khi tới UBND, người khai sinh cũng cần điền đầy đủ vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu này lấy tại Công An quận, huyện, thị xã, thành phố). Sau khi cán bộ kiểm tra thông tin, người làm khai sinh sẽ được nhận giấy hẹn lấy lại sổ hộ khẩu trong vòng tối đa 10 ngày.
Lưu ý, việc nhập hộ khẩu cho trẻ hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, công đoạn này cần được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ khi sinh. Nếu quá thời hạn, cha mẹ có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điều 11 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội).
Làm giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn có được không?
Việc không đăng ký kết hôn không có ảnh hưởng gì tới việc làm khai sinh cho bé. Nếu chưa có đăng ký kết hôn, khi làm giấy khai sinh cho bé các cán bộ Hộ Tịch không thể ghi thông tin người cha vào mục thông tin. Để có thể ghi thông tin người cha vào giấy khai sinh, vợ chồng cần có văn bản thừa nhận con chung mà không cần làm thủ tục đăng ký nhận cha.
Một số trường hợp đặc biệt
-
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: Cần được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trong 7 ngày liên tiếp kể từ khi khai báo, nếu không có người tới nhận hoặc không có thông tin về cha mẹ đẻ, UBND sẽ làm giấy khai sinh cho bé theo cá nhân hoặc tổ chức nuôi dưỡng.
-
Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: Với những trẻ chưa xác định cha mẹ, việc làm giấy khai sinh sẽ do UBND chịu trách nhiệm.
-
Không xác định được cha hoặc mẹ: Nếu không xác định được cha thì có thể khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần thông tin về cha trong giấy khai sinh và sổ hộ tịch sẽ được để trống.
Ngược lại, nếu không xác định được mẹ thì người cha làm khai sinh cho bé theo các thông tin của cha. Phần thông tin của mẹ để trống.
-
Mang thai hộ: Trong trường hợp mang thai hộ, người làm khai sinh cần có văn bản xác nhận của cơ sở y tế thực hiện hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai cha mẹ sẽ được xác định theo thông tin từ người mang thai hộ.
-
Trẻ sinh ra ở nước ngoài: Với trường hợp trẻ được sinh ra tại nước ngoài nhưng về nước cư trú, UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ sẽ thực hiện khai sinh cho trẻ nước ngoài chưa có giấy khai sinh.
-
Trẻ được sinh tại Việt Nam nhưng cha mẹ ở nước ngoài: Trong trường hợp bé được sinh tại Việt Nam, có cha mẹ là công dân Việt Nam nhưng lại định cư ở nước ngoài thì cần nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi mẹ hoặc cha cư trú tại Việt Nam để làm giấy khai sinh.
Với những thông tin hướng dẫn về các bước thủ tục làm giấy khai sinh cho bé trên sẽ giúp các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha, làm mẹ không còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn khi thực hiện. Nếu gặp khó khăn trong việc làm giấy khai sinh cho bé, cha mẹ nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Đánh giá bài viết