Những phương pháp xử lý đá quý phổ biến

các phương háp xử lý đá quý thường gặp

Những viên đá thô sau khi được mài cắt và đánh bóng cho vẻ đẹp rực rỡ được sử dụng để chế tác trang sức mà bạn có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên ngoài việc chế tác truyền thống thì đá quý cũng được thay đổi màu sắc và độ trong thông qua các phương pháp xử lý đá quý.

Qúa trình này có thể tăng cường cải thiện hoặc làm giảm độ bền của đá quý. Các phương pháp này rất khó nhận biết được ngay cả với các chuyên gia. Bài viết này giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về quy trình xử lý đá quý và một số loại đá thường được xử lý.

TẨY TRẮNG

Đây là phương pháp sử dụng hóa chất như axit để loại bỏ một số tạp chất, thường sử dụng chung với các phương pháp ngâm tẩm, nhuộm khác.

Các loại đá quý được tẩy trắng thường gặp nhất bao gồm: Cẩm thạch Jadeite, Ngọc trai, thạch anh, mắt hổ.

tẩy trắng cẩm thạch

Tẩy trắng sẽ bao gồm hai bước: bởi vì tẩy bằng axit làm cho viên đá trở nên xốp hơn hoặc dễ bị vỡ dọc theo các vết nứt, do đó nó sẽ được xử lý thêm bằng phương pháp ngâm tẩm polymer để lấp đầy các vết nứt này giúp viên đá sáng hơn và màu sắc trở nên đồng nhất hơn.

Tẩy trắng bằng Axit gần như không thể phát hiện. Nếu được ngâm tẩm với các hợp chất polymer, dễ dàng phát hiện hơn bởi một phòng thí nghiệm đá quý bằng cách sử dụng công cụ phóng đại và các kỹ thuật phân tích tiên tiến hơn.

Phủ bề mặt

Thay đổi bề ngoài của đá quý bằng cách bôi hóa chất tạo màu lên mặt sau của đá quý, thường là đá quý sẽ được tráng một lớp oxit kim loại lên bề mặt giúp thay đổi và cải thiện màu sắc của viên đá.

Các loại đá quý được phủ phổ biến nhất bao gồm: Kim cương, Đá Tanzanite, Topaz, San hô, thạch anh.

xử lý phủ bề mặt san hô

San hô – Một số san hô đen (còn được gọi là san hô Sừng) đã bị tẩy trắng và sau đó được phủ một lớp nhựa nhân tạo tương đối dày với mục đích bảo vệ san hô và tăng cường màu sắc của nó.

READ  Chiết suất là gì? Khúc xạ đơn và khúc xạ kép là gì?

Các lớp phủ bề mặt rất mềm và dễ bị trầy xước và màu sắc có thể nhạt dần khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao. Phương pháp này có thể nhận biết dễ dàng bằng cách dựa vào đặc tính của đá quý.

Nhuộm

Nhuộm màu là phương pháp sử dụng rộng rãi hiện nay để viên đá có nhiều màu sắc phong phú hơn.Những màu sắc nhuộm đa phần sẽ khó thấy trong tự nhiên chính vì thế khá dễ dàng nhận biết được bằng cách sử dụng dung dịch Aceton hoặc rượu để tẩy rửa.

xử lý nhuộm màu đá mắt hổ

Đá quý nhuộm thường gặp nhất bao gồm: Ngọc trai, san hô, đá mắt hổ, lapis lazuli, howlite, chalcedony, đá mã não, thạch anh, ngọc lục bảo và ruby.

Chalcedony tự nhiên có thể được nhuộm bằng nhiều màu sắc khác nhau để đạt được các vật liệu có màu sắc sâu.

xử lý nhuộm màu đá mã não

Một lát chalcedony (phải) có thể được nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau. Mẫu này được cắt thêm trong các phần được nhuộm màu khác nhau.

 

san hô đỏ nhuộm

San hô bên trái ban đầu được tẩy trắng và sau đó nhuộm.

 

Lấp đầy vết nứt

 

Lấp đầy các vết nứt hoặc lỗ sâu trên bề mặt đá quý bằng thủy tinh chì, nhựa, sáp hoặc tráng dầu để cải thiện vẻ đẹp của đá quý.

Các loại đá quý được lấp đầy vết nứt bao gồm: Kim cương, Ruby, Ngọc lục bảo, aquamarine, topaz, tourmaline, thạch anh đôi khi cũng được sử dụng để làm giả các viên đá khác.

Ruby – Các kẽ nứt được lấp đầy bằng thủy tinh chì để làm giảm khả năng hiển thị vết rạn và làm cho viên đá trở nên trong suốt hơn.

ngọc lục bảo trước và sau khi xử lý tráng dầu

Ngọc lục bảo – Các vết nứt tiếp cận bề mặt trong ngọc lục bảo được tráng một lớp dầu, sáp và nhựa nhân tạo, bao gồm cả chất kết dính UV và polyme để viên đá trở nên trong hơn, khó nhìn thấy vết nứt.

Những thay đổi về áp suất không khí, tiếp xúc với nhiệt hoặc hóa chất đều có thể ảnh hưởng đến viên đá quý được xử lý theo phương pháp này.

XỬ LÝ NHIỆT

Đây là phương pháp được sử dụng ở nhiều loại đá quý nhất bằng cách đốt nóng viên đá ở nhiệt độ cao để loại bỏ các tạp chất trong đá làm cho viên đá trở nên long lanh hơn và màu sắc trở nên đẹp hơn.

READ  Các hiện tượng và hiệu ứng quang học của đá quý

Các loại đá quý được xử lý nhiệt thường gặp nhất bao gồm: Hổ phách, thạch anh tím, Aquamarine, Ruby, Sapphire, Tanzanite, Topaz, Tourmaline, Zircon

Thạch anh tím khi được nung nóng có thể loại bỏ các tạp chất màu nâu hoặc làm sáng màu của những viên đá quá tối, bên cạnh đó nó còn được xử lý nhiệt để biến thành thạch anh vàng citrine.

Ruby và Sapphire được xử lý nhiệt giúp cải thiện độ trong do các vùi đã được loại bỏ, ngoài ra các vùi kim Rutile có thể được tái cấu trúc lại tạo nên hiệu ứng sao phản chiếu.

Tanzanite thường được gia nhiệt ở nhiệt độ thấp để loại bỏ các thành phần nâu để tạo ra một màu tím-xanh đẹp hơn.

các phương háp xử lý đá quý thường gặp

Đá quý xử lý nhiệt thường khó nhận biết, các nhà nghiên cứu thường sẽ dựa trên những đặc tính sẵn có của đá mà xác định ra đá quý đã được xử lý nhiệt hay chưa: chẳng hạn như Ruby và Saphire luôn có những tạp chất dạng kim que có trong thạch anh tóc. Việc xử lý nhiệt sẽ làm biến mất đi những tạp chất này. Hay citrine là viên đá cũng rất hiếm gặp trong tự nhiên, bằng cách xử lý đá thạch anh tím làm cho nó có giá bán dễ chịu hơn.

Xử lý nhiệt là phương pháp được coi là phương pháp xử lý bền vững nhất và được chấp nhận trong giao dịch đá quý.

CHIẾU XẠ

Bằng cách sử dụng các nguồn phóng xạ nhân tạo để thay đổi màu sắc của nó. Chiếu xạ thường kết hợp với xử lý nhiệt để tiếp tục cải thiện màu sắc đá quý.

Các loại đá quý được chiếu xạ thường gặp nhất bao gồm: Kim cương, Ruby, Corundum, Topaz, thạch anh, Ngọc trai

Kim cương – Sử dụng bức xạ neutron và điện tử có thể tạo ra kim cương đen, xanh lục, xanh lục, vàng đậm, cam, hồng và đỏ.

Corundum – Một số viên sapphire với màu vàng nhạt được chiếu xạ để có được màu cam sáng.

Topaz – topaz trắng hoặc không màu ít có giá trị thương mại trong thị trường đá quý ngày nay, nhưng nó có thể bị bức xạ nhân tạo để thay đổi đáng kể màu sắc của nó, thường được sử dụng chung với quá trình xử lý nhiệt để tạo nên các viên Topaz xanh.

READ  Các tiêu chuẩn đánh giá giá trị đá quý

Ghép đá

Một viên đá quý cỡ lớn và đẹp khó có khả năng tìm thấy, chính vì thế kỹ thuật ghép đá ra đời. Bằng cách chọn những phần đẹp nhất của các viên đá sau đó ghép 2 mảnh hoặc 3 mảnh đó lại với nhau.

Các loại đá quý lắp ráp thường gặp bao gồm: kim cương, thạch anh. Opal, Ammolite.

ghép đá

1 Viên đá quý ghép. Hình ảnh từ Hiệp hội đá quý Quốc Tế IGS

https://www.gemsociety.org/article/assembled-stones-jewelry-and-gemstone-information/

thạch anh tóc đỏ giả bằng cách ghép đá

Thạch anh tóc đỏ ghép

Đá quý ghép có thể nhận biết bằng cách kiểm tra xem bên trong viên đá có các lớp phân tách rõ ràng hay không. Các lớp này thường là mặt phẳng, cạnh viền sẽ đươc vát hơi lồi.

KHOAN LASER

Đây là phương pháp sử dụng một chùm ánh sáng laser tập trung hẹp để đốt bề mặt của một viên kim cương để cải thiện độ trong.

Kim cương là loại đá quý duy nhất được xử lý theo kiểu này, một phần vì chỉ có chúng mới chịu được sức nóng của tia laser.

Phương pháp xử lý này không phải lúc nào cũng thành công vì đôi khi các lỗ khoan có thể tạo ra một vết nứt tách đáng kể xung quanh viên đá.

Tóm lại: tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn đá cho bản thân mình. Đá tự nhiên chắc chắn giá thành sẽ cao hơn và không đẹp hoàn hảo bằng những loại đá đã được cải thiện màu sắc và độ trong.

Điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là: “ nên yêu cầu kiểm định với những sản phẩm có giá trị cao”

Tại NEJA Gemstones, các sản phẩm bán ra đều nêu rõ chủng loại đá, đã trải qua quá trình xử lý hay chưa để khách hàng yên tâm lựa chọn.

Để đảm bảo quyền lợi khách hàng, NEJA Gemstones cam kết sẽ hoàn tiền 300% giá trị sản phẩm nếu phát hiện đá giả, và hiện nay là đơn vị duy nhất áp dụng chính sách này.